Việt Nam nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa với mùa hè đặc trưng là nóng ẩm. Nắng nóng không chỉ khiến con người cảm thấy uể oải, khó chịu,… mà cũng là điều kiện rất thuận lợi để vi khuẩn phát triển. Bên cạnh đó, mùa hè cũng là thời điểm bùng phát nhiều dịch bệnh nguy hiểm, trong đó có bệnh tiêu chảy rất dễ xảy ra ở trẻ em. Trong bài viết này, Ana xin chia sẻ đến bạn đọc một số kiến thức về căn bệnh mùa hè nguy hiểm này cũng như cách phòng bệnh tiêu chảy trong ngày hè nóng nực nên biết.
Tiêu chảy là bệnh thường gặp ở trẻ em nhưng người lớn cũng không ngoại lệ.
Những kiến thức về bệnh tiêu chảy
Bệnh tiêu chảy là một bệnh phổ biến trong mùa hè, thường gặp nhiều ở trẻ em nhưng người lớn cũng có nguy cơ nhiễm bệnh cao. Dấu hiệu chung khi mắc bệnh tiêu chảy là: đi ngoài liên tục, mất nước, bị sốt nhẹ, nôn mửa,… Nghiêm trọng hơn, nếu không chữa trị kịp thời sẽ nguy hiểm đến tính mạng và bệnh có thể lây lan thành dịch bệnh. Thông thường, mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể thông qua con đường ăn uống do: vệ sinh kém, nguồn nước hoặc thức ăn bị ô nhiễm,… với các tác nhân chính gồm:
1) Độc tố của vi khuẩn trong thức ăn
Salmonella là vi khuẩn nguy hiểm có khả năng thâm nhập vào niêm mạc ruột và gây bệnh. Thông thường, bất cứ loại thực phẩm tươi sống nào cũng có thể chứa vi khuẩn Salmonella, đơn cử như: thịt gia súc, thịt gia cầm, sữa, trứng, hải sản, các loại rau xanh,… Khi ăn phải thực phẩm có chứa vi khuẩn này chỉ sau 12 – 36 giờ con người sẽ bắt đầu xuất hiện các dấu hiệu như: sốt cao đột ngột, đau bụng, không mót rặn, tiêu chảy nhiều lần, phân nhiều nước và nặng mùi. Cơ thể nhiễm nặng có thể bị rối loại điện giải do mất nước: môi khô, mắt trũng, khát nước,… Không điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong do trụy mạch.
Một số trường hợp nhiễm bệnh do ăn phải thức ăn có chứa độc tố của vi khuẩn đã được hình thành trong thức ăn trước đó, khi đó người bệnh sẽ có dấu hiệu: tiêu chảy nhiều lần trong ngày, đau bụng, không sốt nhưng buồn nôn. Bệnh kéo dài có thể dẫn đến tử vong.
Vi khuẩn Salmonella thường “cư ngụ” trong các loại thực phẩm tươi sống.
2) Lỵ trực khuẩn
Bệnh do các chủng Escherichia Colo (E. Coli) lây qua nguồn thức ăn và nước uống. Các chủng E. Coli được chia thành 3 loại: E. Coli gây bệnh lý đường ruột; E. Coli độc tố xâm nhập ruột; E. Coli độc tố gây chảy máu ruột. Khi xâm nhập vào cơ thể gây ra các hội chứng: lỵ đau quặn, mót rặn, phân lỏng máu mũi. Ngoài ra, khi vi khuẩn Shigella xâm nhập vào cơ thể có thể gây ra các dấu hiệu: đau bụng quặn, mót rặn, phân có màu như nước rửa thịt.
3) Tả
Bệnh do vi khuẩn Vibrio cholerae gây ra. Biểu hiện lâm sàng khi mới nhiễm bệnh là đi ngoài nhiều lần, phân có màu như nước vo gạo, người bệnh không đau bụng và không sốt. Nhưng nếu không được điều trị kịp thời có thể nguy hiểm đến tính mạng.
Làm gì để phòng bệnh tiêu chảy?
Vì nguồn bệnh lây lan chủ yếu qua đường ăn uống nên biện pháp phòng bệnh cần phải:
a) Vệ sinh cá nhân và môi trường sống thật tốt
Vệ sinh cá nhân luôn được đặt lên hàng đầu, nhất là khi khu vực sống đang có dịch bệnh. Hãy rửa tay thật sạch trước mỗi bữa ăn đồng thời trước và sau khi đi vệ sinh. Có thể dùng nước rửa tay hữu cơ RESPARKLE sẽ diệt đến 99,99% vi khuẩn gây bệnh bám trên tay đồng thời tuyệt đối an toàn với da tay người lớn và trẻ em.
Rửa tay sạch hơn với nước rửa tay hữu cơ Resparkle.
Bên cạnh đó, nhiệt độ nóng ẩm rất thuận lợi cho sự phát triển của ruồi, muỗi, chuột, gián,… đây là những côn trùng trung gian mang mầm bệnh, khi chúng bám vào thức ăn sẽ giúp vi khuẩn gây bệnh bám lên thực phẩm. Do vậy, cần vệ sinh nhà cửa sạch sẽ để kiềm hãm sự phát triển của chúng, đồng thời xử lý chất thải (rác, phân động vật,…) đổ bỏ đúng nơi quy định.
b) Vệ sinh an toàn thực phẩm
Thực phẩm nấu chín nên đặt trong lồng khi chưa sử dụng.
Không ăn các thức ăn đã bị ôi thiu, lựa chọn thực phẩm an toàn và chất lượng, trong vùng có dịch nên ăn chín uống sôi và tuân thủ các nguyên tắc trong ăn uống. Hạn chế ăn những thực phẩm chế biến sẵn bày bán trên vỉa hè. Đối với những loại thực phẩm ăn sống như: trái cây, rau củ quả,… cần ngâm kỹ với nước rửa rau củ quả để loại sạch vi khuẩn, bùn đất và hóa chất bảo quản. Đối với thực phẩm đã nấu chín nhưng chưa sử dụng nên đặt trong lồng để tránh ruồi nhặng, gián,… bâu vào truyền mầm bệnh.