Nhiễm trùng da – một căn bệnh phổ biến trong mùa hè, song, căn bệnh tưởng chừng bình thường này lại hoàn toàn có thể trở thành căn bệnh nguy hiểm với mỗi người, nhất là trẻ nhỏ.
Bệnh nhiễm trùng da là gì?
Nhiễm trùng da là một căn bệnh thường gặp trong mùa hè được chia thành 2 nhóm chính: nhiễm trùng bên ngoài và nhiễm trùng bên trong. Nếu như nhiễm trùng bên ngoài gây ra bởi: tụ cầu khuẩn, liên cầu khuẩn, hay do nấm da… thì nhiễm trùng bên trong nguy hiểm hơn.
A. Nhiễm trùng da bên ngoài
1) Nhiễm trùng da do tụ cầu khuẩn
Tụ cầu khuẩn thường gây viêm nang lông, do vậy khi da bị nổi các mụn nhỏ lấm tấm ngay vị trí chân lông thì có thể đó là dấu hiệu da bị nhiễm trùng do tụ cầu khuẩn gây ra, sợi lông mọc xiên từ dưới lên chính giữa nốt mụn như thể bao quanh gốc lông. Ban đầu, các mụn này chỉ là những nốt nhỏ nổi trên da, to dần và tụ mủ ở chính giữa.
Bệnh thường xuất hiện ở vùng mặt, da đầu, cẳng tay/chân, cơ quan sinh dục,… Người mắc bệnh có thể cảm thấy ngứa ngáy nhưng khi ấn vào các nốt mụn thì có cảm giác hơi đau.
2) Nhiễm trùng da do liên cầu khuẩn
Liên cầu khuẩn thường gây ra các vấn đề bong tróc, loét trên da. Vào mùa hè hay những ngày nắng nóng, da điều tiết mồ hôi trở nên ẩm ướt tạo điều kiện cho bệnh phát triển, đặc biệt xuất hiện nhiều ở những vùng da “kém” vệ sinh. Đối tượng để bệnh lây lan là: trẻ em, người có sức đề kháng kém, người bệnh đái tháo đường,…
Ban đầu, xuất hiện các mụn nước nhỏ và dần dần tạo thành các mụn mủ trên da. Dịch từ những mụn mủ này có thể lây lan ra những vùng da khác, thậm chí có thể lây sang người khác nếu tiếp xúc trực tiếp. Nếu bị nặng, sau khi điều trị người bệnh có thể bị sẹo.
3) Nhiễm trùng da do nấm da
Bệnh nhiễm trùng da do nấm còn có nhiều tên gọi khác là hắc lào, lang beng,… Khí hậu nóng ẩm là điều kiện lý tưởng để nấm da phát triển, thường gặp ở những vị trí như: bẹn, mông, nách, ngấn bụng,… và có thể lây lan từ vùng da này sang vùng da khác.
Đặc điểm “nhận diện” bệnh có thể bằng cách quan sát vùng da xuất hiện những mảng màu có dạng: hình tròn, hình tứ giác, ngũ giác,… mụn nhỏ li ti và khiến người bệnh có cảm giác vô cùng ngứa. Người bệnh càng gãi sẽ càng lây lan đồng thời khiến da bị bong tróc, đau rác nhưng cảm giác ngứa vẫn tiếp diễn.
B. Nhiễm trùng da từ bên trong
Da là lớp bảo vệ bên ngoài của con người, những dấu hiệu bất thường trên da có thể được gây ra bởi các yếu tố bên ngoài, ngược lại cũng có thể là sự cảnh báo bệnh tật từ bên trong cơ thể.
Nhiễm khuẩn huyết
Thường xuất hiện ở những vùng da có nhiều mạch máu như: mép, miệng, mặt, cằm,… Những nốt nhiễm khuẩn có thể xuất hiện dưới dạng một “đinh râu”, nếu nặn hút quá sớm sẽ tạo điều kiện để vi khuẩn xâm nhập vào máu nhanh chóng và hệ miễn dịch không kịp phản ứng. Nhiễm khuẩn huyết là rất nguy hiểm, người bệnh có thể bị nhiễm khuẩn ở gan, tim, não,… và có khả năng gây tử vong, nhất là người già và trẻ em.
Cách phòng bệnh nhiễm trùng da
Khi thấy da xuất hiện những dấu hiệu của nhiễm trùng da bên ngoài, bạn cần phải:
– Không gãi, nặn, chích,… để tránh làm tổn thương da. Thay vào đó nên sử dụng các loại thuốc đặc trị được mua tại các trạm y tế để kiểm soát bệnh kịp thời;
– Giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ, dùng nước rửa tay hữu cơ trước và sau khi tiếp xúc với người lạ hoặc người bệnh;
– Trong trường hợp bệnh không có dấu hiệu suy giảm, hãy đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ kiểm tra và cấp thuốc;
Khi có những triệu chứng nhiễm trùng da từ bên trong, bạn cần phải:
– Không tự ý nặn những mụn “đinh râu” hay bất kỳ can thiệp cơ học nào vào vị trí bị viêm nhiễm. Thay vào đó, cần rửa sạch và bôi thuốc sát khuẩn lên bề mặt;
– Sử dụng thuốc kháng sinh theo chỉ định chặt chẽ của bác sĩ;