Bồn cầu, một trong những khu vực chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh nhất trong ngôi nhà. Làm cách nào để vệ sinh bồn cầu từ a tới z? Hãy cùng theo dõi trong bài viết này.
Nếu bạn không thực sự biết nên bắt đầu từ đâu để làm sạch bồn cầu của mình thì với các bước dưới đây có thể giúp bạn. Đừng nghỉ chỉ cọ rửa bên ngoài là đã hoàn thành đâu nhé. Phần lớn nơi trú ngụ của vi khuẩn là những khu vực ta không thể nhìn và làm sạch một cách dễ dàng được.
Các bước vệ sinh làm sạch bồn cầu
Khu vực 1: Bồn chứa nước xả
Khu vực này tuy rằng không trực tiếp tiếp xúc với chất thải vệ sinh. Nhưng nó lại ít được để ý tới nhất và đây là điều kiện tuyệt vời cho vi khuẩn trú ngụ. Các loại vết bẩn bên trong chủ yếu do những mảng bám hữu cơ gây nên.
Để làm sạch khu vực này chúng ta phải xả hết nước ra trước. Nhưng nhớ là hãy khóa van cung cấp nước cho bồn xả trước nhé. Nếu bạn không biết tắt van ở đâu thì có thể dễ dàng ngăn nước chảy vào lại bằng cách nâng phao lên vị trí cao như lúc nước đầy.
Đổ hai chén giấm trắng vào trong bể cùng với một chậu nước. Ngâm như thế khoảng nửa ngày, khuyến cáo nên thực hiện lúc không còn ai sử dụng bồn cầu nữa. Lúc trước khi đi ngủ là tốt nhất. Sau đó xả nước và dùng bàn chải chà khu vực thành bồn và các ngóc ngách bên trong.
Giấm vừa giúp loại bỏ mảng bám mà còn khử mùi hôi cho khu vực này vô cùng hiệu quả.
Khu vực 2: Bồn chứa chất thải
Đây có lẽ là nơi chúng ta cần tập trung nhiều thời gian cho nó nhất. Các nhanh nhất để làm sạch cả vết ố bẩn và vi khuẩn đó là dùng chất tẩy rửa vệ sinh chuyên dụng. Tuy nhiên thì với các loại sản phẩm này thường có mùi hắc nặng và khả năng ăn da tay cao. Do đó nếu sử dụng thì bạn cần cẩn thận, đẹo găng tay vệ sinh và bịt khẩu trang nhé.
Chú ý cho các chất tẩy rửa này vào cả phần ngóc ngách ở nơi nước xả xuống. Đây chính là vùng vi khuẩn ẩn náu nhiều nhất vì rất khó làm sạch. Khi đã cho chất tẩy rửa vào rồi bạn để nguyên như vậy khoảng 5 phút cho các hóa chất hoạt động. Sau 5 phút, dùng bàn chà chuyên dụng dành cho bồn cầu để chà. Các vết ố bẩn sẽ bị rửa trôi một cách dễ dàng.
Nếu bạn không thích sử dụng các sản phẩm hóa chất. Thì có thể thay thế bằng mẹo khác là dùng coca cola. Thực hiện tương tự nhưng với coca cola thì khả năng diệt khuẩn gần như không có. Nó chỉ giúp làm trắng sáng sứ hiệu quả mà thôi.
Khu vực 3: Bệ ngồi và nắp bồn cầu
Đây là khu vực duy nhất của bồn cầu được làm từ nhựa. Bạn có thể làm sạch khu vực này với hỗn hợp baking soda và giấm. Với loại này vừa có khả năng làm sạch vừa có khả năng khử mùi hiệu quả. Trộn hai nguyên liệu với nhau theo tỷ lệ 1:1 để được một hỗn hợp đặc sệt.
Lấy bàn chải quệt hỗn hợp rồi chà lên toàn bộ bề mặt của bệ và nắp bồn cầu. Sau đó giữ nguyên khoảng 5 phút cho hỗn hợp diệt khuẩn và khử mùi. Cuối cùng dùng vòi xịt để làm sạch.
Khu vực 4: Chân bồn cầu và khu vực sàn xung quanh
Nơi đây cũng ẩn chứa nhiều vi khuẩn. Nhất là khi hướng nước chảy xuống cống khi bạn tắm đi ngang qua chân bồn cầu. Các chất dơ bẩn sẽ được giữ lại và gây ra ố vàng và bẩn. Với khu vực này bạn có thể dùng nước tẩy rửa chuyên dụng và chà sạch đi là xong.
Như vậy là công việc vệ sinh bồn cầu đã hoàn thành. Chắc chắn bạn sẽ lại được cảm giác ngồi lên một chiếc bồn cầu sạch như mới là chẳng lo ngại vi khuẩn tấn công nữa. Hãy giữ thói quen vệ sinh không chỉ bồn cầu mà còn các khu vực xung quanh trong nhà vệ sinh để giữ cho nơi này thật thoáng sạch nhé.