Điều kiện nóng ẩm là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển dẫn tới các nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm, bệnh tiêu hóa truyền qua từ đường thức ăn rất cao.
Gia tăng trường hợp ngộ độc thực phẩm vào mùa hè
Trong mùa hè thời tiết nóng ẩm là điều kiện thuyệt vời cho những loại vi khuẩn, virut gây hại đường tiêu hóa phát triển trên thức ăn. Thức ăn nếu để ngoài không khí trong điều kiện này chỉ trong thời gian ngắn cũng có thể sản sinh hàng triệu vi khuẩn gây hại cho cơ thể người tiêu thụ.
Vào mùa này tốt nhất là nên nấu ăn và sử dụng thức ăn ngay sau khi chín, thức ăn không đun lại sau khi để ngoài không khí quá 2 giờ đồng hồ có nguy cơ cao gây ra hiện tượng ngộ độc thực phẩm.
Những thực phẩm dễ nhiễm khuẩn nhất đến từ động vật nhất là những loại thịt có chứa nhiều chất đạm bao gồm cá, thịt, hải sản, sữa,…
Mùa hè làm tăng nguy cơ ô nhiễm môi trường, ô nhiễm do rác thải, nước thải, sự phát triển mạnh của những loại côn trùng như ruồi, gián càng làm tăng thêm nguy cơ gây ngộ độc. Những người có thói quen tiêu dùng thực phẩm đường phố càng dễ trở thành nạ nhân hơn. Thực phẩm ngoài đường phố thường chịu trực tiếp cái nắng nóng mà không có biện pháp bảo quản nào, vi khuẩn dễ dàng sinh sôi tại đây.
Những cơ sở có hành vi sản xuất thực phẩm không đảm bảo an toàn cũng là một nguyên nhân lớn khiến cho những ca ngộ độc thực phẩm gia tăng vào những ngày mùa hè này.
[ Đọc thêm: Nước rửa rau quả và bài toán ‘giải độc’ cho thực phẩm tươi sống ]
Làm gì để phòng tránh bệnh đường ruột vào mùa hè?
Không nên để quá nhiều thực phẩm bên trong tủ lạnh, chúng có thể gây ô nhiễm cục bộ bên trong. Hơi mát trong tủ lạnh làm chậm quá trình biến chất của thực phẩm và hạn chế sinh sôi của vi khuẩn. Nếu cho quá nhiều thực phẩm vào bên trong, hơi lạnh sẽ không đủ và có thể khiến cho vi khuẩn vẫn phát triển bình thường. Điều này cũng làm cho lượng điện tiêu thụ lớn, tăng chi phí sinh hoạt.
Hãy lựa chọn thực phẩm còn tươi, có nhãn mác nguồn gốc rõ ràng. Đặc biệt lưu ý hạn sử dụng của sản phẩm, không nên mua những sản phẩm gần tới hạn vì vào mùa này nó có thể hết sớm hơn bình thường. Rửa thật sạch các loại thực phẩm trước khi chế biến, rửa rau quả bằng các sản phẩm hữu cơ để loại bỏ thuốc trừ sâu mà an toàn với sức khỏe con người.
Đảm bảo vệ sinh cơ thể, nhất là vệ sinh đôi bàn tay của mình. Trên tay chứa rất nhiều vi khuẩn do cầm nắm nhiều thứ trong quá trình làm việc và vận động. Rửa tay thường xuyên với xà phòng theo đúng các bước rửa tay thường quy là biện pháp phòng tránh ngộ độc thực phẩm hàng đầu.
Ngoài thực phẩm thì các vật dụng chế biến cũng cần được làm sạch cả trước và sau khi chế biến thức ăn. Thực hiện ăn chín uống sôi, ăn ngay sau khi thức ăn được nấu chín. Nấu ăn vừa đủ dùng không dư thừa để phải sử dụng cho bữa ăn tiếp theo.
Không ăn uống tại các hàng quán vỉa hè, uống nước đá ven đường. Những nơi này thường không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Hãy chỉ bảo con cái không lang thang ở những hàng quán để tránh hậu quả xấu.
Không để thực phẩm sống cạnh thực phẩm chín, vi khuẩn có thể dễ dàng phát tán vào không khí và tấn công thực phẩm đã chín của bạn. Nhà bếp cũng cần phải được vệ sinh sạch sẽ cũng như giữ được sự khô thoáng. Dùng các biện pháp xua đuổi gián, đuổi chuột để đẩy những loại vật gây bệnh này tránh xa khu vực nấu nướng.