Nhìn vị trí hũ gạo để thay đổi ngay nếu gia đình bất hoà

Trong gia đình, một số mối quan hệ có thể trở nên căng thẳng, gây ra sự bất hoà và ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày cũng như sự phát triển kinh doanh. Tuy nhiên, có một gợi ý đơn giản nhưng hiệu quả để cải thiện tình hình này, đó là nhìn vào vị trí của hũ gạo. Điều này có thể dẫn đến nhận thức và sự thay đổi tích cực trong môi trường gia đình, tạo điều kiện thuận lợi cho sự hòa thuận và phát triển.

Nếu gia đình bạn hay bất hoà, làm ăn chẳng lên được hãy nhìn vị trí để hũ gạo mà thay đổi ngay – đừng chủ quan vì nó ảnh hưởng rất lớn.
Hũ gạo
Lương thực chính của người phương Đông là gạo, đặc biệt là người phía Nam, với họ bữa ăn không thể thiếu gạo để nấu cơm. Vì vậy nhà nào cũng có hũ gạo trong nhà bếp.

Đặt hũ gạo ở phương vị “thổ” đương vượng, vì gạo của thóc lúa là thứ được cấy trồng từ đất và người xưa cất giữ lúa gạo trong hang động dưới đất.

Hũ gạo nên đặt ở hướng Tây Nam hoặc Đông Bắc của bếp và để sát mặt đất (phải kê lên để chống ẩm). Không đặt hướng Đông và đặt quá cao.

Ảnh minh họa

Ngoài ra theo tập quán truyền thống của phương Đông là cất giữ thóc gạo ở chỗ kín vì vậy hũ gạo nên đặt chỗ kín đáo, nên đặt nó ở trong chum chôn dưới đất. Ngày nay, thùng đựng gạo thường đặt kín đáo trong các ngăn tủ ngay dưới bếp.
Ngoài hũ gạo, trong bếp còn có bồn rửa bát. Đối với vật dụng này, không nên đặt nó quá gần bếp nấu ăn và cũng không nên đặt bồn rửa ở phía đối diện với bếp vì sẽ gây nhiều điều bất tiện cho người nấu.

Do vậy, có thể đặt bồn rửa ở khoảng cách vừa phải trên bệ cao tương ứng. Bên cạnh hũ gạo và bồn rửa bát, là người Việt Nam chắc hẳn ai cũng thờ Táo quân.

Các vị thần này nên được đặt phía trên bếp nấu ăn, nếu không đủ chỗ thì đặt ở góc nhà bếp phía Nam, bởi vì ngũ hành Táo quân thuộc “Hoả”, cho nên Táo quân cần được đặt ở phía Nam “Hoả” vượng.

Lưu ý:

Đừng bao giờ để hết gạo trong thùng bởi vật chứa đựng không bao giờ được để trống rỗng, nên đổ đầy khi hũ gạo vơi còn phân nửa.

Hũ gạo phải được đậy kín và kê cao bởi sẽ tránh được chuột, gián, bụi bẩn và quan trọng hơn là bảo vệ tài lộc của gia đình. Không nên để nước thấm vào hũ gạo, khiến gạo bị mốc, có hại cho sức khỏe.

Nên đặt một phong bao lì xì ở đáy hũ gạo hay biểu tượng trang trí màu vàng trên giấy đỏ. Luôn phủ lên trên với một tấm vải màu đỏ thắm vào đầu năm âm lịch sẽ giúp vận may trong gia đình luôn gia tăng và không bao giờ suy giảm.
Nên dùng hũ gạo sâu hơn là hũ gạo nông bởi nó tượng trưng cho sự giàu có, no đủ.

Không để bất kỳ ai đổ sạch hũ gạo vì đây là điều tệ hại nhất đối với phong thủy. Bên cạnh đó, không nên để nồi cơm đổ hoặc lật úp vì sẽ mang lại điều xấu. Nên đặt hũ gạo và nồi cơm trên bề mặt phẳng, ngay ngắn.

Nguồn:Khoedep

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *