Bệnh đau mắt đỏ vô cùng phổ biến và thường phát triển thành dịch trên một khu vưc. Đây là bệnh gì, nó lây qua đường nào, cách điều trị và phòng chống ra sao hãy cùng xem trong bài viết này.
Bệnh đau mắt đỏ là gì?
Bệnh này còn có một tên gọi khác là viêm kết mạc là biểu hiện khi mắt bị nhiễm trùng do gặp các loại vi khuẩn hay virus Adenovirus chiếm khoảng 65 tới 95% với biểu hiện đặc trưng ra bên ngoài đó là đỏ mắt.
Đau mắt đỏ rất dễ mắc phải khi tiếp xúc với người bênh vì thế nó thường lây lan rất nhanh trên diện rộng. Thường tiến triển từ một mắt sau đó lây sang mắt còn lại. Mỗi người có thể bị đau mắt đỏ nhiều lần trong đời khi tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh.
Những triệu chứng thường biểu hiện của người đau mắt đỏ các bạn cũng phải nắm rõ để tránh nhầm lẫn với các bệnh khác:
- – Mắt chảy nhiều nước.
- – Ngứa mắt, mẩn đỏ, sưng mắt.
- – Có cảm giác khó chịu nhiều khi gây đau nhức mắt.
- – Có chất dịch màu trắng bên trong mắt.
- – Nếu bị đau mắt đỏ do nhiễm khuẩn thì thường xuất hiện dử mắt màu xanh đục hoặc vàng.
- – Người bị bệnh thường cảm giác mắt bị cộm như có cát bên trong rất khó chịu, dẫn tới dụi mắt nhiều lần.
- – Nhạy cảm với ánh sáng.
Bệnh đau mắt đỏ lây qua đường nào?
Rất nhiều người nhầm lẫn và tưởng là đau mắt đỏ lây qua việc nhìn trực tiếp vào mắt người bệnh nhưng đây hoàn toàn không có cơ sở khoa học nào chứng minh. Mà nguyên nhân chính lây bệnh đau mắt đỏ đó là nước mắt chứa vi khuẩn vi virus của người bệnh.
Những hạt tiết tố li ti từ mắt được phát tán vào không khí trong quá trình ho hay xỉ mũi, người bình thường đi vào vùng không khí có các hạt nhỏ này lơ lửng sẽ bị nhiễm và gây ra bệnh đau mắt đỏ.
Ngoài ra bệnh đâu mắt đỏ còn có thể lây qua việc tiếp xúc và sử dụng dụng chung các vật dụng vệ sinh cá nhanh như là khăn mặt, khăn tắm,…Vì thế những người cùng một gia đình rất dễ bị đau mắt đỏ cùng nhau. Bạn có thể bị nhiễm bệnh do tiếp xúc với những đồ vật do người bị bệnh cầm nắm vào, mà trước đó họ có dụi mắt.
Nếu như ai bị đau mắt đỏ mà được vào hồ bơi rất có nguy cơ lây nhiễm cho những người xung quanh vì virus được phát tán vào trong nước hồ bơi. Điều khiến cho căn bệnh này dễ lây lan đó chính là chúng có thể phát tán ngay trong thời gian ủ bệnh. Những người xung quanh và cả người mang virus đều không biết mình đang bị vì thế bệnh này thường bùn phát đồng thời và rất nhanh.
Cách phòng bệnh đau mắt đỏ
Tuy là một loại bệnh có tốc độ lây lan nhanh nhưng nó lành tính và không gây hại nghiêm trọng tới mắt và sức khỏe con người. Bệnh này chỉ gây ảnh hưởng tới sinh hoạt hằng ngày mà thôi.
Để phòng bệnh, khi biết được đang có dịch đau mắt đỏ, cần vệ sinh cá nhân sạch sẽ, rửa tay bằng xà phòng theo 6 bước rửa tay thường quy, rửa nhiều lần trong ngày nhất là sau khi tiếp xúc với đồ dùng hoặc bắt tay với người bị đau mắt đỏ.
Dùng các vật dụng cá nhân riêng biệt không dùng chung với bất kì ai nhất là người bị đau mắt đỏ trong nhà, ngay cả chai nước nhỏ mắt cũng không được dùng chung với người đang bị bệnh. Tránh dụi tay vào mắt đi bơi ở các hồ bơi nằm trong vùng dịch.
Đối với người đang bị đau mắt đỏ, phải trang bị cho mình mắt kinh riêng đeo khi ra ngoài và tiếp xúc với người khác. Không ôm ấp, tiếp xúc với trẻ nhỏ vì em bé rất dễ bị nhiễm bệnh do sức đề kháng thấp. Không được tự ý mua thuốc nhỏ mắt mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ.
Tuy có nhiều cách dân gian cổ truyền trị đau mắt đỏ như là xông, đắp lá trầu lên mắt, đắp nha đam, ếch nhái,… tuy nhiên những cách này chưa hề được kiểm chứng đảm bảo an toàn và chữa hết bệnh vì thế không nên thực hiện tại nhà vì rất có thể làm cho mắt bị nhiễm trùng nặng hơn.
Cách điều trị bệnh đau mắt đỏ
Khi bạn đã biết rằng mình bị nhiễm bệnh đau mắt đỏ thì cần phải thay đổi chế độ sinh hoạt và vệ sinh cá nhân thường xuyên để điều trị bệnh hết một cách nhanh chóng nhất.
Bạn có thể thực hiện những công việc sau trong ngày:
- – Không đưa tay lên mắt dụi.
- – Rửa tay bằng nước xà phòng nhiều lần trong ngày nhất là trước khi nhỏ mắt và khi ăn.
- – Sử dụng đồ dùng vệ sinh cá nhân riêng như khăn mặt, khăn tắm, giặt thường xuyên hằng ngày và phơi dưới ánh nắng mặt trời để diệt khuẩn.
- – Rửa mặt bằng nước muối sinh lý, rửa ít nhất 2 lần một ngày.
- – Lấy dử mắt bằng khăn giấy cotton sau đó phải vứt đi.
- – Khi bị nhiễm một bên thì không được nhỏ chai thuốc cả hai mắt vì khiến cho mắt lành bị nhiễm dễ dàng hơn.
- – Đeo kính khi ra ngoài vừa tránh lây lan cho người khác, vừa giảm bụi bặm không khí bẩn tấn công và làm nhiễm trùng nặng hơn.
- – Tốt nhất là nên cách li và không di chuyển tới những chỗ đông người, không đi bơi.
- – Nếu đau và ngứa mạnh thì nên tới gặp bác sĩ để được kê đơn thuốc uống.
Bệnh đau mắt đỏ thường kéo dài khoảng 1 tuần là khỏi, nếu quá thời gian này mà bệnh không thuyên giảm bạn cần tới các cơ sở, phòng khám chuyên khoa để được khám và chữa trị kịp thời.
Đó là tất cả những vấn đề bạn cần biết và hiểu về bệnh đau mắt đỏ. Hy vọng bài viết giúp ích cho bạn không bị nhiễm và biết cách xử lý khi bị đau mắt như thế nào.