Maxin GorKi đã từng viết: “Người bạn tốt nhất bao giờ cũng là người bạn đến với ta trong những lúc khó khăn, cay đắng nhất của cuộc đời”. Vậy, tình bạn là gì? Cách ứng xử với bạn bè như thế nào cho phù hợp? Hãy cùng KDS tham khảo 8 cách ứng xử với bạn bè không thể bỏ qua trong bài viết dưới đây.
1. Tình bạn là gì?
Tình bạn chính là một hương vị ngọt ngào trong cuộc sống. Tình bạn đem lại những điều tốt đẹp nhất trên cuộc đời như: niềm vui, sự sẻ chia nỗi buồn. Tình bạn là cùng nhau gắn bó, không vụ lợi và luôn luôn hết mình xây dựng một tình cảm bền lâu. Cũng có lúc tình bạn đem đến những mất mát, khổ đau và những vết thương lòng sâu sắc, thế nhưng “đã là bạn thì suốt đời là bạn”. Bởi nếu đã là những người bạn tốt thì cho dù bạn có nghèo hèn hay giàu sang họ cũng vẫn luôn bên bạn vượt qua được những nỗi đau của cuộc sống là điểm tựa vững chắc cho bạn trên đường đời đầy khó khăn và cám dỗ.
Xây dựng văn hóa giao tiếp ứng xử với bạn bè
Tuy nhiên “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”, bạn nên chọn một người bạn thực sự tin tưởng để những lúc bạn rơi vào trạng thái bế tắc, cùng quẫn thì họ là người bên bạn động viên và an ủi chứ không phải chọn một người bạn khi thấy đối phương gặp khó đã “quất ngựa truy phong.”
2. Các cách ứng xử với bạn bè
Cùng tìm hiểu quy tắc ứng xử với bạn bè cần tránh trong kỹ năng giao tiếp ứng xử với bạn bè dưới đây:
Cùng nhau làm một vài việc
Có câu: “Tình bạn là một sự trao đổi”. Do đó, khi còn trẻ hãy cùng nhau làm một vài việc nào đó như: đi chơi cùng nhau đến một nơi cả hai từng mơ ước, cùng nhau làm một vài dự định nho nhỏ hay đơn giản là ngủ cùng nhau để nghe nhịp đập con tim. Như thế sẽ làm cho tình bạn mãi mãi bền lâu và có được sự đồng cảm và tin tưởng lẫn nhau, sẵn sàng vì nhau mà cố gắng.
Không nên kể tất cả những phiền muộn với bạn
Lúc vui có nhau, lúc buồn cũng có nhau mới là bạn tốt nhưng không phải lúc nào bực tức trong lòng bạn cũng kể cho bạn bè nghe để họ đồng cảm và động viên. Điều đó sẽ khiến đối phương cho rằng bạn là một người không biết kiềm chế cảm xúc và thiếu tự tin vào chính mình. Đôi khi, bạn chỉ nên chia sẻ với người bạn của mình những vấn đề khiến bạn rơi vào tình huống khó xử để cùng nhau tìm ra hướng giải quyết tốt hơn. Hay đơn giản là bạn muốn nghe sự chia sẻ thực của người ngoài cuộc để đưa ra quyết định sáng suốt hơn. Đó chính là cách giao tiếp với bạn bè thông minh nhất.
Luôn kề vai sát cánh khi cần thiết
Cuộc sống, không phải ai cũng suôn sẻ trong mọi việc bởi ai cũng gặp phải những lúc khó khăn cần đến sự giúp đỡ và chia sẻ của người khác, có khi chỉ là một lời thăm hỏi, một ánh mắt khích lệ hay một lời nhận xét tế nhị. Hãy luôn thăm hỏi, giữ mối liên lạc với bạn bè, kịp thời nhận ra tình thế của bạn mình để tìm cách giúp đỡ hữu hiệu nhất. “Một miếng khi đói bằng một gói khi no”; nhất là khi bạn cô đơn, bạn cần ta lắm đấy.
Kỹ năng giao tiếp với bạn bè
Rút lui đúng lúc
Ai cũng cần có những khoảng trời tự do của mình. Cách cư xử với bạn bè là khi bạn mình mệt, khi ta đã giúp bạn hoàn thành công việc xong, hoặc đơn giản thấy bạn không cần đến mình nữa, bạn hãy “rút lui có trật tự”. Bạn của ta sẽ vô cùng biết ơn một người bạn ý tứ như ta. Phép lịch sự cáo lui và nói với bạn bè rằng “nếu cần đến mình, bạn đừng ngại ngần, mình thu xếp được mà”.
Thông cảm cho nhau cả khi vắng mặt
Có những lúc bạn phải dành thời gian cho gia đình, cho người yêu hoặc một công việc cần xử lý gấp. Và bạn bè của bạn cũng vậy, việc này làm cho quan hệ bạn bè có những lúc bị lãng quên. Do đó, hãy báo trước cho bạn sự vắng mặt của mình, đừng để họ cảm thấy rằng trong những lúc bạn có công việc quan trọng bạn vẫn luôn nhớ đến họ. Ngoài ra, bạn cũng nên lưu ý rằng đừng bao giờ im lặng, vì nó sẽ khiến tình bạn ngày càng trở nên xa cách hơn.
Giải quyết xung đột với bạn bè
Xung đột trong mối quan hệ với bạn bè là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, việc giải quyết xung đột một cách khéo léo và hiệu quả sẽ giúp giữ vững mối quan hệ của bạn bền lâu hơn. Dưới đây là một số cách đối xử để có tình bạn đẹp.
– Thông cảm và lắng nghe: Lắng nghe và thấu hiểu quan điểm của đối phương, cảm thông với cảm xúc và suy nghĩ của đối phương.
– Tránh nóng giận và sử dụng ngôn ngữ văn hoa: Tránh dùng những lời lẽ cay độc hoặc khiêu khích, hãy sử dụng ngôn ngữ nhẹ nhàng để truyền đạt suy nghĩ và cảm xúc của mình.
– Tìm ra giải pháp hợp lý: Cùng nhau tìm ra các giải pháp thỏa đáng cho cả hai bên, tránh chỉ quan tâm đến lợi ích của cá nhân.
– Dành thời gian để suy nghĩ và thảo luận: Nếu xung đột quá lớn, cần có khoảng thời gian để suy nghĩ và xử lý cảm xúc trước khi bắt đầu thảo luận và giải quyết.
– Giữ gìn mối quan hệ: Bày tỏ sự quan tâm đến bạn bè, tìm cách bù đắp và phục hồi mối quan hệ sau khi xung đột đã được giải quyết.
– Tìm sự trợ giúp nếu cần thiết: Nếu xung đột quá lớn hoặc không thể giải quyết được, bạn có thể cần tìm kiếm sự trợ giúp từ các chuyên gia, nhân viên tư vấn hoặc nhà tâm lý học.
Cách ứng xử trong giao tiếp với bạn bè
Thể hiện sự tôn trọng và sự tin tưởng trong mối quan hệ bạn bè
Để thể hiện sự tôn trọng và tin tưởng trong mối quan hệ với bạn bè, bạn có thể thực hiện theo các hành động sau:
– Thể hiện sự quan tâm: Luôn luôn quan tâm đến bạn bè, hỏi han về cuộc sống của họ và dành thời gian để lắng nghe và chia sẻ.
– Giữ lời hứa: Giữ lời hứa và cam kết của mình, tránh làm tổn thương bạn bè bằng cách hủy bỏ kế hoạch hoặc lời hứa mà mình đã đưa ra.
– Trung thực: Luôn trung thực trong mọi tình huống, không che giấu và lừa dối bạn bè.
– Tôn trọng giới hạn và ranh giới: Luôn tôn trọng giới hạn và ranh giới của bạn bè, không can thiệp quá sâu vào cuộc sống của họ hoặc đưa ra các quyết định quan trọng thay cho họ.
– Chia sẻ và hỗ trợ: Chia sẻ những kinh nghiệm và kiến thức của mình với bạn bè, hỗ trợ họ khi gặp các vấn đề khó khăn, cùng nhau chia sẻ niềm vui và nỗi buồn.
– Tôn trọng sự riêng tư: Tôn trọng sự riêng tư của bạn bè và không chia sẻ thông tin cá nhân của họ đối với người khác mà không được phép.
– Thể hiện sự biết ơn: Thường xuyên thể hiện sự biết ơn và cảm ơn đến bạn bè đã đồng hành cùng mình trong cuộc sống.
Văn hóa ứng xử trong tình bạn
Giúp đỡ và hỗ trợ bạn bè khi họ cần
Để giúp đỡ và hỗ trợ bạn bè khi họ cần, bạn có thể thực hiện theo cách như sau:
– Lắng nghe và hiểu vấn đề: Khi bạn bè cần giúp đỡ, hãy lắng nghe kỹ và hiểu các vấn đề của họ. Hãy tạo cho họ cảm giác rằng bạn đang đồng hành cùng họ trong những thời điểm khó khăn.
– Thể hiện sự quan tâm và sẵn sàng giúp đỡ: Hãy thể hiện sự quan tâm và sẵn sàng giúp đỡ bạn bè của mình. Bạn có thể cung cấp lời khuyên, đưa ra các giải pháp hoặc đơn giản chỉ là lắng nghe và đồng cảm với họ.
– Tôn trọng sự riêng tư của bạn bè: Khi bạn bè cần giúp đỡ, hãy tôn trọng sự riêng tư của họ. Hãy đảm bảo rằng bạn không chia sẻ bất kỳ thông tin nào của họ cho những người khác mà không được phép.
– Cung cấp tài nguyên và kinh nghiệm: Nếu bạn có tài nguyên hoặc kinh nghiệm phù hợp để giúp đỡ bạn bè, hãy chia sẻ với họ. Bạn có thể giới thiệu cho họ với những người có kinh nghiệm tương tự hoặc cung cấp tài nguyên cần thiết để họ giải quyết vấn đề.
Chúc các bạn thành công!